Thông BáoTin Tức & Sự KiệnVăn BảnVăn bản quy phạm pháp luật

QUY ĐỊNH MỚI VỀ THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

Chính phủ ban hành Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư (thay thế Nghị định 110/2004/NĐ-CP), có hiệu lực thi hành từ ngày 05/3/2020.

Theo đó, quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính như sau:

Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.

– Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính:

+ Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

+ Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

+ Số, ký hiệu của văn bản.

+ Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

+ Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

+ Nội dung văn bản.

+ Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

+ Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

+ Nơi nhận.

Ngoài các thành phần nêu trên, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác như: Phụ lục; Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành; Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành; Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax (trước đây có thêm số Telex).

Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I.

– Kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm:

+ Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, vị trí trình bày các thành phần thể thức, số trang văn bản.

+ Kỹ thuật trình bày văn bản hành chính được thực hiện theo quy định  tại Phụ lục I.

+ Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục II.

+ Chữ viết tắt tên loại văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục III.

Như vậy, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP, thay vì được hướng dẫn tại các thông tư như trước đây.

Xem Nghị định 30/2020/NĐ-CP TẠI ĐÂY. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 05/3/2020

Nguồn: Thư viện Pháp luật