Tin Tức & Sự Kiện

TOÀN BỘ QUY ĐỊNH MỚI NHẤT VỀ ĐẢNG VIÊN SINH CON THỨ 3

Để đảm bảo chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, Nhà nước khuyến khích mỗi cặp vợ chồng nên dừng lại ở hai con. Riêng với đối tượng là Đảng viên, việc sinh con thứ 3 có một số quy định chặt chẽ hơn.

1. Đảng viên có được sinh con thứ 3 không?

Với chủ trương khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 01 – 02 con để nuôi và dạy cho tốt. Các Đảng viên cần là những người đi tiên phong, gương mẫu thực hiện chủ trương này.

Vì thế, hiện nay, theo quy định của Bộ Chính trị tại Quy định 102-QĐ/TW, Đảng viên sinh con thứ 3 được coi là một hành vi vi phạm chính sách dân số và bị xử lý kỷ luật với các mức khác nhau.

2. Trường hợp nào Đảng viên được sinh con thứ 3?

Như đề cập ở trên, việc Đảng viên sinh con thứ 3 là vi phạm kỷ luật của Đảng, tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều bị xử lý kỷ luật.

Cụ thể, theo Quy định 05-QĐi/TW do Bộ Chính trị ban hành vào giữa năm 2018 vừa qua, có 09 trường hợp sinh con thứ 3 không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Trong đó có các trường hợp như:

– Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ)

– Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh…

– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên);

– Cặp vợ chồng sinh con thứ 3, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc dân tộc có nguy cơ suy giảm dân số;

– Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên;

– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên;

– Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi;

– Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo;

– Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ).

Các trường hợp khác xem thêm chi tiết tại đây.

Đảng viên sinh con thứ 3: Toàn bộ quy định mới nhất

3. Đảng viên sinh con thứ 3 bị kỷ luật như thế nào?

Quyết định 102-QĐ/TW năm 2017 của Bộ Chính trị quy định khá cụ thể về các hình thức xử lý kỷ luật đối với Đảng viên sinh từ 03 con trở lên.

Cụ thể như sau:

– Sinh con thứ 3: Bị khiển trách

– Sinh con thứ 3 gây hậu quả nghiêm trọng hoặc sinh con thứ 4: Bị cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ)

– Sinh con thứ 3, thứ 4 gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc sinh con thứ 5 trở lên: Bị khai trừ ra khỏi Đảng.

Ngoài ra, trường hợp gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con cũng bị hình thức xử lý kỷ luật cao nhất là khai trừ ra khỏi Đảng.

4. Sinh con thứ 3 có bị xử phạt vi phạm hành chính?

Trước đây, Nghị định 114/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em chỉ rõ:

– Đảng viên sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng

– Cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ

– Thành viên các đoàn thể, tổ chức xã hội sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý theo quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức

– Người dân sinh con thứ 3 trở lên thì bị xử lý theo hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư…

Tuy nhiên, hiện nay Nghị định nêu trên đã hết hiệu lực, Nghị định 176/2013/NĐ-CP hiện hành đã bỏ các quy định xử phạt nêu trên. Do đó, có thể hiểu, Đảng viên nói riêng và người dân nói chung sinh con thứ 3 trở lên không bị xử phạt hành chính.

5. Khi nào Đảng viên sinh con thứ 3 được kết nạp lại vào Đảng?

Hiện nay, điều kiện kết nạp lại Đảng viên sinh con từ thứ 3 trở lên có phần “thoáng” hơn trước. Cụ thể, theo Điều 4 của Quy định 05/QĐ-TW, các điều kiện này như sau:

– Có thời gian phấn đấu ít nhất 24 tháng đối với trường hợp sinh con thứ 3, 36 tháng với sinh con thứ 4 (trước đây là 60 tháng);

– Là người uy tín trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng, dân cư, được cấp ủy nơi công tác và nơi cư trú, các tổ chức đoàn thể mà mình là thành viên đánh giá cao.

– Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Trung ương và yêu cầu thực tế của công tác xây dựng Đảng của địa phương, đơn vị.

Nguồn: LuatVietnam